07-11-2012, 12:51 PM
|
Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 33
|
|
Doanh nghiệp Việt sa sút về năng lực kinh doanh
Sau những khó khăn của năm 2011, doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Môi trường kinh doanh kém đi, năng lực tài chính, năng lực sinh lợi của DN đều giảm, số lượng DN đăng ký mới giảm 13%.
Đây là một số thông tin từ Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2011 do Viện Phát triển doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố sáng qua 14/3 tại Hà Nội.
Theo báo cáo, năm 2011 là năm mà doanh nghiệp phải đương đầu với một loạt những khó khăn chồng chất.
“Báo cáo về môi trường kinh doanh năm 2012” do Ngân hàng Thế giới công bố, năm 2011 Việt Nam giảm 8 bậc xuống vị trí 98 trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của 183 nền kinh tế. Còn theo “Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 – 2012” do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, Việt Nam ở vị trí 65 trên tổng số 142 quốc gia được khảo sát, rớt 6 bậc so với năm 2010.
Trong năm 2011, số lượng DN mới đăng ký kinh doanh đạt 77.548 DN, giảm 13%, với số vốn đăng ký đạt trên 513 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 5,7% so với cùng kỳ năm 2010. Tính cả năm 2011, số DN giải thể là 7.611 DN. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính đến 31/12/2011, tổng số DN còn tồn tại về mặt pháp lý là 543.963 DN, với tổng số vốn trên 6 triệu tỷ đồng.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, thông tin trước đây cho rằng có trên 48.000 DN giải thể, phá sản trong năm 2011 là không chính xác bởi trên thực tế, trong số này có hơn 30.000 DN đăng ký tạm dừng nộp thuế, chứ chưa đăng ký dừng hoạt động hay giải thể.
Nhìn chung, các chỉ số về năng lực kinh doanh của DN đều giảm hoặc chưa được cải thiện trong năm 2011. Tốc độ phát triển nguồn vốn cao hơn tốc độ phát triển doanh thu cho thấy sự tăng trưởng là không bền vững. Năng lực tài chính giảm, rõ nhất là chỉ số thanh khoản giảm, trong đó khả năng thanh toán của các DN nhà nước trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất xe có động cơ ở mức báo động.
Năng lực sử dụng vốn và năng lực sinh lợi cũng giảm. Mặc dù tỷ lệ thua lỗ của các DN FDI vẫn cao nhất so với các khu vực khác, tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm và các DN FDI tiếp tục là khu vực có tỷ suất sinh lợi cao. DN FDI cũng là nhóm DN có chỉ số thanh khoản và năng lực sử dụng lao động cao nhất.
Bên cạnh việc mô tả môi trường kinh doanh và năng lực DN, Báo cáo cũng đi sâu vào phân tích chủ đề “Liên kết kinh doanh” của năm. Có 5 ngành tiêu biểu được lựa chọn thể hiện các mối liên kết trong kinh doanh là: Sản xuất chế biến thực phẩm – Sản xuất da và các sản phẩm liên quan – Sản xuất xe có động cơ – Dịch vụ vận tải và kho bãi – Du lịch. Các DN trong ngành này có xu hướng ngày càng thu hẹp quy mô lao động, nhưng tăng trưởng quy mô vốn. Các DN FDI có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh cao hơn so với các DNNN và các DN ngoài quốc doanh. Ngành sản xuất xe có động cơ nổi trội so với 4 ngành còn lại về các chỉ số như doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn và tỷ lệ DN mở rộng kinh doanh.
Năm 2012 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh khó khăn này, Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Các DN cần tiếp tục thực hiện tái cấu trúc DN nhằm nâng cáo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để có thể tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Để cùng DN tìm giải pháp vượt qua giai đoạn khó khăn, VCCI cho biết dự kiến sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế mùa xuân vào tháng 4 tới với chủ đề chính là tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp.
Theo vnM
|