Say nắng là một điều dễ xảy ra với bất cứ ai khi mùa hè đến, dù sức khỏe bạn có tốt đến đâu.
1. Làm mát cơ thể
Nếu ở nhà, tắm nước mát thường đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể tắm nước ấm hay đơn giản chỉ là vỗ nước mát lên mặt, tay, chân.
2. Uống nhiều nước
65-70% cơ thể là nước nhưng chúng ta lại không dự trữ được nó. Vì thế, phải uống ít nhất 2 lít nước/ngày, thậm chí là 3-4 lít trong trường hợp nhiệt độ lên cao tới 40 độ C.
Không chỉ đơn thuần uống nước lọc mà còn là nước ép hoa quả, trà, nước canh, trái cây mọng nước (bưởi, dưa hấu). Không uống nước quá lạnh vì có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt làm đau bụng.
Nếu nhiệt độ lên cao, hãy tìm kiếm những địa điểm có điều hòa!
3. Tìm kiếm điều hòa
Nếu nhiệt độ lên cao, hãy tìm kiếm những địa điểm có điều hòa!. Đó là mẹo rất hay để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong khoảng 36,4 đến 37,6 độ C.
4. Lựa chọn trang phục phù hợp
Để bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng, tốt hơn hãy lựa chọn trang phục được may bằng chất liệu cotton hay lanh và thích hợp nhất với các gam sáng màu. Nếu các chất liệu may mặc màu đen hay màu sẫm, chúng sẽ hấp thụ tất cả ánh nắng và nhiệt độ.
Ngược lại, hãy quên đi những chất liệu làm từ sợi tổng hợp và trang phục chật chội. Chúng sẽ làm da “nghẹt thở” nên kích thích đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến mất nước.
Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm 7 cách chống say nắng cho ngày hè
5. Làm mát không khí
Để làm mát mẻ không khí trong nhà, hãy đóng cửa sổ vào buổi sáng và mở lại chúng vào buổi tối. Ngoài quạt cây, điều hòa, bạn có thể lắp thêm quạt trần, quạt phun sương để điều hòa không khí trong phòng dễ chịu hơn.
Nếu vẫn cảm thấy oi bức, ngột ngat, có thể dội nước lên trần nhà hoặc sàn nhà.
Để làm mát mẻ không khí trong nhà, hãy đóng cửa sổ vào buổi sáng và mở lại chúng vào buổi tối.
6. Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nóng nhất
Khi nhiệt độ ngoài trời vượt qua ngưỡng 30 độ C, tốt hơn hết là đi ra khỏi nhà sớm hơn vào buổi sáng và trở về muộn hơn vào buổi chiều. Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất từ 12 giờ trưa đến khoảng 3 giờ chiều.
Trong trường hợp phải ra ngoài, hãy bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm hại của các tia UV bằng mũ, áo chống nắng, khẩu trang, kính râm, ô…
7. Trang bị đồ bảo vệ
Khi lao động ngoài trời phải đội mũ, nón, tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.
8. Quên đi những hoạt động quá mạnh
Càng vận động, càng đổ nhiều mồ hôi. Trong thời tiết nắng nóng, hãy tránh những vận động mạnh, không cần thiết. Quên đi các môn thể thao vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, nhất là không chơi thể thao ngoài trời nắng (rất dễ bị say nắng, rối loạn nhịp tim…).
Trong thời tiết nắng nóng, hãy tránh những vận động mạnh.
9. Bổ sung selen
Cách phòng tránh tốt nhất là cần bổ sung thêm selen – 1 chất vi lượng có nhiều trong thịt, tôm cua, sò ốc, rau xanh và thực phẩm giàu protein.
Người lớn thường bị thiếu selen, nhất là những người nghiện thuốc lá vì nicotin gây hại lên tế bào, vì vậy cần có nhiều selen để giúp tế bào hoạt động bình thường. Selen tránh cho cơ thể khỏi bị cảm nắng.
10. Bổ sung vitamin
Chúng ta cần tăng cường thêm nhiều trái cây có chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E. Tất cả những vi chất dinh dưỡng này, sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng cường sức đề kháng và phòng tránh được say nắng.
11. Rèn luyện sức khỏe
Việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa