Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN)  

Trở lại   Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN) > Các hiệu xe thông dụng tại Việt Nam > Formula 1

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-11-2012, 10:28 AM
tranquangquoc tranquangquoc đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 92
Mặc định Ô tô & cách mạng Cuba

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nghe đồn mỗi khi cần xe cổ để quay phim thì các chuyên gia đạo cụ củaHollywood phải đánh đường qua Cuba. Quả thật, cho đến tận hôm nay những con khủng long đi choán nửa làn đường mang tên Buick, Pontiac, Chevrolet... không thể thiếu được nếu người ta tìm một nét đặc thù của La Habana. Các xưởng chữa ô tô Cuba có lẽ là nơi duy nhất trên hành tinh này hòa hợp được hai hệ thống chính trị, ví dụ bằng cách... nhét động cơ Volga vào xe Ford!
Ngó lại lịch sử
Thoạt nhìn thì khó đưa hai sự kiện xa xưa sau đây vào một mối liên hệ nào đó: một ngày đẹp trời cuối năm 1956, sóng biển Đông Nam Cuba chợt xáo động bởi chiếc ca nô chở 82 người đàn ông cháy nắng nhảy lên bờ. Họ vừa rời khỏi chốn lưu vong Mexico sau một năm rưỡi để quay về cố hương, sùng sục ý chí lật đổ chế độ độc tài của Fulgencio Batista. Dẫn đầu toán quân râu ria phong trần đó là các tên tuổi sau này sẽ thành huyền thoại: Fidel Castro, Raul Castro và Ernesto Guevara hay còn nổi danh hơn là Che Guevara.
So với sự kiện đổ bộ của các nhà cách mạng thì cùng ngày hôm đó, thủ đô La Habana còn bị xáo động hơn nhiều bởi một cuộc triển lãm tưng bừng, đón chào chiếc Chevrolet đời 57 đầu tiên từ Detroit. Các nhà xuất khẩu xe Mỹ đã thuê trọn một sân vận động để quảng cáo thật rùm beng giữa biển người không dưới con số 4 vạn.
Cũng phải nói thêm là người dân Cuba có một mối tình cuồng nhiệt với những khối sắt bóng loáng bốn bánh ấy. Vì những lý do nào đó mà hòn đảo mía này - cách lục địa Bắc Mỹ chừng 90 dặm - trở thành thị trường nhập xe Mỹ quan trọng nhất. Sau này lịch sử cho thấy hai mảnh đất nọ biến thành kẻ thù không đội trời chung, song lịch sử thời nào cũng có những cái “nhưng“ và “giả sử“ oái oăm của nó: không có những chiếc ô tô Mỹ kềnh càng ấy thì cách mạng Cuba có thể đã rẽ theo một ngả khác, hay thậm chí không hề diễn ra?
Thợ cơ khí Cuba chưa bao giờ đầu hàng những chiếc xe tưởng chừng đã trở thành phế liệu
“Tự nó đi à?”
Như đã nói, không chỉ tận hôm nay, dân Cuba từ ngày xưa đã sớm cuồng nhiệt cùng mọi phương tiện vận hành gắn mô tơ. Chiếc ô tô đầu tiên được đưa đến đảo mía năm 1898 bởi một người Tây Ban Nha tên là José Muñoz. Nghĩa là vẻn vẹn 12 năm sau khi kỹ sư Đức Carl Benz đăng ký phát minh ra ô tô thì nó đã có mặt ở Cuba. Với động cơ “mạnh“ 2 mã lực, chiếc Parisienne ấy đạt tốc độ tối đa là 11 km/h, đại khái như ta đi xe đạp hôm nay. Muñoz đánh chiếc “xế hộp“ của mình ra đường lần đầu tiên đúng vào dịp lễ hóa trang ở La Habana, và mọi người tin chắc đó là một trò giải trí. “Tự nó đi được à?“ một quý bà rụt rè hỏi. “Sao bà lại cả tin thế“, ông bạn bên cạnh ân cần giải thích: “Bà không thấy có một đứa nấp dưới gầm xe để đẩy à?“.
Những chiếc xe đầu tiên trên đảo xuất xứ từ châu Âu, nhưng công nghiệp ô tô Bắc Mỹ có một gia tốc đáng nể. Nhất là từ khi Henry Ford làm một cuộc cách mạng với phương thức sản xuất theo dây chuyền. Mô hình Ford T từ Detroit mở đường cho một loạt mác xe Mỹ như Oldsmobile, Locomobile, Cadillac, Dodge hay Packard, chẳng mấy chốc xe Mỹ chiếm đến 90% thị phần ô tô ở Cuba. Giám đốc mảng ngoại thương của Ford, E.C.Sherman, năm 1916 điện về đại bản doanh: “Chúng ta là công ty duy nhất có mạng lưới bán hàng chính thống trên toàn đảo“. Vào thời điểm ấy, cả Cuba mới có 3.000 cây số đường giao thông. Người ta chỉ có thể đi ô tô ở các đô thị, phần dân cư còn lại phải cưỡi lừa hoặc ngựa. Vậy mà tình cảnh đường xá đó không làm người Cuba nhụt chí; cụ thể là năm 1941 có 30.000 xe được đăng ký, năm 1952 đã là 77.000, và sáu năm sau hơn 167.000 ô tô chen nhau cướp đường – mật độ này đạt mức kỷ lục ở Trung Mỹ và Nam Mỹ.
GM và cách mạng Cuba
Người thúc đẩy phong trào bốn bánh là Fulgencio Batista, tổng thống bù nhìn đương nhiệm với sự giật dây từ Washington, và dễ hiểu là công nghiệp ô tô Mỹ trông cậy ông ta tạo mọi điều kiện cho tràn qua, cho dù Batista là người kém tin cậy: năm 1939 Batista đặt mua một chiếc Lincoln với thiết kế may đo, song khi xe về đến nơi thì ông lại giở chứng đòi xe khác. Nhà xe suýt vỡ nợ, vì không ai trên đảo, kể cả giới quan chức, có đủ tiền mua chiếc Lincoln đặc chủng đó.
Lincoln nói chung là mác xe xa xỉ, khách hàng phần đông lựa một chiếc Ford hay dòng General Motors (GM) giá mềm hơn, trong đó có một luật sư trẻ là Fidel Castro. Fidel cũng không dư tiền, vì vậy ông tìm xe đã qua sử dụng và thương lượng với nhân viên Jesús Montané ở đại lý GM để mua trả góp.
Chiếc Chevrolet 60 năm tuổi vẫn còn chạy tốt ở Cuba
Cuộc thương lượng không thành, bù lại thì Montane khoái khách hàng Castro có khẩu khí chính trị hơn người. Hai người chia sẻ quan điểm là không thể để Batista lên nắm quyền thêm một nhiệm kỳ mới. Montane còn giới thiệu với Castro một nhân viên nữa trong đại lý GM là Santamaria, sau này ba người trở thành bạn chiến đấu chống lại chính thể độc tài Batista. Tuy nhiên Batista nhanh chân hơn: thay vì đợi kết quả bầu cử 1952, ông ta đảo chính và lên ngôi. Phát súng mở màn là cuộc tấn công doanh trại Moncada ở Santiago de Cuba ngày 26/7/1953, và toán khởi nghĩa gồm 113 chiến sĩ của Fidel Castro xuất phát từ một nông trại với 113 chiếc xe “made in Detroit”. Khi chiếc Buick màu lam của Fidel đi đầu phóng qua cửa doanh trại, lính gác nổ súng dữ dội làm xe Fidel đâm phải vỉa hè và chết máy. Ngoại trừ những chiếc xe nổ lốp hoặc lạc đường, toán khởi nghĩa bị bắt gần hết. Montane bị trúng thương, còn Santamaria sau này bị tra tấn đến chết.
Tòa án kết tội họ 10 năm khổ sai. Sau 2 năm họ được thả, với điều kiện phải rời Cuba. 1956 họ quay về nhưng bị Batista truy lùng gắt gao, chỉ 21 trong số 82 người trốn được lên núi và 1959 đưa cách mạng Cuba đến thắng lợi. Cả bộ máy Batista bỏ chạy bằng phi cơ, không thể đem theo hàng nghìn ô tô hạng sang.
Thời khủng hoảng
Chính quyền mới lập tức tiếp quản các chiến lợi phẩm. Fidel dùng một chiếc Oldsmobile. Che, trong thời gian ở chiến khu lần đầu tiên học lái xe, chọn một chiếc Chevrolet đời 1960. Ô tô tiếp tục đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống mới, song Hoa Kỳ phản ứng với sự quốc hữu hóa tài sản Mỹ bằng cách xiết chặt nhập khẩu đường, nguồn kinh tế chủ yếu của Cuba, và sau này tiến hành cấm vận toàn diện. Từ 1960 trở đi, trên đường phố Cuba xuất hiện các mác xe Đông Âu như Volga, Lada, Skoda, và chủ yếu là xe công, trừ một số ngoại lệ dành cho bác sĩ, luật sư và giảng viên đại học. Khác với các ô tô đã có sẵn từ trước cách mạng, xe phân phối không được phép mua đi bán lại hoặc thừa kế.
Đây cũng là thời của các bàn tay vàng để cái khó không bó được cái khôn: trong các xưởng chữa ô tô, thợ cơ khí Cuba được so sánh với... các bác sĩ ghép tạng. Họ chưa bao giờ phải đầu hàng trước một ca khó khăn nào, ví dụ như chế động cơ cho Limousine chạy xăng từ một chiếc máy diesel của Liên Xô. Rick Schnitzler, một người Mỹ lập ra phong trào đòi nới lỏng cấm vận phụ tùng ô tô, khi sang Cuba đã ngạc nhiên gọi thợ Cuba là “các nhà ảo thuật thực sự“. Họ không chỉ giỏi lắp ghép các hệ thống hoàn toàn dị biệt, mà còn đem lại chất lượng tuyệt hảo. "Người Mỹ chúng ta ngu xuẩn xiết bao, khi quẳng một núi tiền ra cứu trợ cho công nghiệp ô tô trong nước đang lâm vào khủng hoảng mà bỏ qua một thị trường 11 triệu dân ngay trước cửa!".
Theo TT- VH
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:43 AM



 
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.