Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN)  

Trở lại   Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN) > CHỢ OTSN > Linh kiện và các Dịch vụ cho Ôtô

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 17-04-2019, 03:29 PM
kimhoa13032017 kimhoa13032017 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2018
Bài gửi: 437
Mặc định Bí ẩn về nghĩa địa bò khổng lồ của

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Môi trường ô nhiễm, ruồi nhặng bu đầy, sống tạm bợ, lay lắt… ấy là cảnh sống của những người dân sống cạnh những trại bò khổng lồ của Tập đoàn TH.

Sống khổ sở bên cạnh Kỷ lục Châu Á

Dừng lại trên đường Hồ Chí Minh, nơi có biển chỉ dẫn vào trang trại bò sữa TH, trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao có quy mô nhất Châu Á, chúng tôi hỏi đường vào thôn Tân Lâm, một chủ quán ăn bên đường hướng dẫn: “Các anh cứ đi thẳng vào trại bò 1,2,3. Thấy xóm nào “sống chung với bò” thì đó là Tân Lâm”.

Con đường nhựa dẫn vào trang trại bò sữa của Tập đoàn TH xuống cấp, những chuyến xe tải cỡ lớn quần thảo liên tục khiến bụi bay mù mịt. Theo sau một chiếc xe chở cỏ, đến đầu Trại bò 1,2,3, nhìn xuống phía đập sông Sào, thôn Tân Lâm – với những mái nhà lụp xụp hiện ra trước mắt.

Nằm lọt thỏm giữa các trại bò của Tập đoàn TH, con đường dẫn vào xóm toàn đất đá lởm chởm. Khác với sự ồn ào từ những chiếc máy xúc, máy ủi, những chiếc quạt cỡ lớn đang vận hành chóng mặt trong trang trại nuôi bò, thôn Tân Lâm lại vắng lặng đến rợn người.

Đến thôn này, nếu không có những tiếng chó sủa nhí nhách thì chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đây là làng hoang không có người thường xuyên lui tới.

Và cảnh vắng lặng ấy khiến bất cứ ai dù trí tưởng tượng có phong phú đến đâu cũng chẳng thể hình dung rằng gần chục năm về trước, Tân Lâm từng là một thôn phồn thịnh, trù phú. Thời gian ấy, TH true milk chưa đến đất này.

Trước đây, bởi đất đai màu mỡ, Tân Lâm nổi tiếng là với đặc sản cam Vinh và dưa hấu. Tuy nhiên, bây giờ, “đặc sản” của thôn là… mùi xú uế lộng lên tận óc. Có lẽ cũng bởi mùi “không thể ngửi” ấy mà nhà nào nhà ấy ở Tân Lâm cửa đóng then cài.

Lòng vòng mãi thì chúng tôi mới gặp được người để bắt chuyện, người đó là bà Lê Thị K., một phụ nữ có tuổi. Biết chúng tôi là nhà báo bà K. mừng quýnh. Bà bảo, nhà bà cùng nhiều hộ dân khác ở đây đang phải sống trong tận cùng khốn khổ nhưng chẳng biết kêu ai.

“Người lớn thì còn chịu được nhưng bọn trẻ thì thương lắm”, đưa mắt nhìn đứa cháu đang bế trên tay, bà K. nói giọng đầy bức xúc.

Đứng trò chuyện ở ngoài sân một hồi thì bà K. mời chúng tôi vào nhà “Nhà cửa tuềnh toàng nên chẳng dám mời các chú vào”, bà K. vừa phân trần.

Trong nhà, đứa cháu lớn của bà K. đang xem ti vi. Vừa rót nước mời khách, bà K. vừa tất tả… đuổi ruồi. “Sống với ô nhiễm nó khổ thế đấy các chú ạ, ruồi cứ bu đen mọi thứ”, vừa đuổi đám ruồi đang bu đen mấy chiếc cốc đựng nước bà K. ngán ngẩm nói.

https://i2.wp.com/media.doisongvietnam.vn/u/rootimage/editor/2017/03/06/21/00/w825/img1488787257_7876.jpg?zoom=2

Đúng như những lời ai vãn của người đàn bà có khuôn mặt khắc khổ ấy, trong nhà bà K. chỗ nào cũng thấy sự xuất hiện của… ruồi. Ngay cả nồi cháo của đứa cháu bà K. đang ẵm trên tay, ruồi bu kín vung, phẩy tay mấy lần mà vẫn gan lì bám đậu.

“Mỗi lần dọn mâm cơm là vừa ăn vừa đuổi ruồi và phải ăn thật nhanh. Khổ nhất là nhà nào có hiếu, hỷ phải mời khách. Không thể dọn cỗ tại thôn, vì vừa thối, vừa ruồi nhặng nên chẳng ai nuốt nổi. Nhiều gia đình phải ra nhà hàng cách đây mấy cây số để thuê địa điểm đặt cỗ đấy”, bà K. chia sẻ.

Cũng như các gia đình khác trong thôn, nhà bà K. sống hoàn toàn bằng nghề nông. Sau khi Tập đoàn TH về (năm 2009 – PV), nhà bà K. đã phải nhượng lại toàn bộ đất sản xuất.

Nói về cuộc sống hiện tại của gia đình mình, bà K. thở dài ngao ngán: “Nhà máy sữa về chỉ khiến cuộc sống của chúng tôi thêm khốn khổ. Gần chục năm trời sống chung với trại nuôi bò, cả ngày lẫn đêm phải hít thở bầu không khí toàn mùi xú uế. Mỗi lần thay đổi thời tiết hoặc đêm xuống mùi càng nặng, nhiều lúc không thở được”.

Không chỉ không khí, theo như phản ánh của người dân thì toàn bộ giếng khơi trong thôn giờ cũng đã bị ô nhiễm nặng. Trước đây nước giếng trong, ngọt nhưng bây giờ nước ở nhiều giếng bốc mùi. Có giếng nước múc lên váng màu vàng như mỡ nổi lên.

Mấy năm nay, hầu hết người dân thôn Tân Lâm đã không dám dùng nước giếng khơi để ăn. Dù cuộc sống còn vô vàn khó khăn nhưng hầu như nhà nào phải mua nước đóng bình về để ăn uống.

“Biết là nước ô nhiễm nhưng chúng tôi vẫn phải lọc để tắm rửa. Nhà nào có điều kiện thì mua bình lọc, như nhà tôi phải lọc bằng muối. Lọc thủ công nên nước vẫn có mùi. Mỗi lần tắm, chúng tôi phải đun nước và cho vào rất nhiều lá thơm để khử mùi”, bà K. cho biết.

Dù đã rất kỳ công để khắc phục nguồn nước ô nhiễm nhưng theo bà K. người lớn tắm không sao, trẻ nhỏ tắm là bị mẩn ngứa khắp người.

“Tội cháu lắm nhưng chẳng biết làm sao. Sống trong môi trường thế này dễ phát sinh bệnh tật. Đứa trẻ nào ở đây cũng bị bệnh về đường hô hấp và bệnh ngoài da”, ôm đứa cháu nhỏ chưa đầy tuổi trong tay, bà K. đau xót nói.

Nguyên nhân dẫn tới nguồn nước trong thôn bị ô nhiễm, theo nhiều người dân Tân Lâm thì có thể do “ao phân khổng lồ” của Công ty TH ở ngay gần đó. Ao phân này “ngự” trên đỉnh đồi nên dễ ngấm xuống mạch đất, gây ô nhiễm nước ngầm.

Người dân nơi đây từng không ít lần chứng kiến những trận “lũ phân” khủng khiếp sau những trận mưa lớn. Khi ấy, nước phân tràn cả vào nhà.

Sau này, bị người dân phản đối, các cơ quan chức năng vào cuộc thì Tập đoàn TH đã không còn đưa chất thải của hàng nghìn con bò lên núi đổ nữa. Tuy nhiên, hiện tại ao phân khổng lồ này vẫn là mối đe dọa với môi trường, cuộc sống của người dân nhất là khi trời đổ mưa.

Nguyên nhân tiếp theo khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, theo nhận định của người dân thôn Tân Lâm thì còn có thể do nghĩa địa chôn xác bò thải loại cũng cách thôn không xa.

Chúng tôi tìm tới nghĩa địa chôn bò khổng lồ ấy nhờ sự chỉ đường của người dân trong thôn. Theo những người dân này thì trước đây, khi có bò chết, thải loại thì Tập đoàn TH đều mang ra nghĩa địa này chôn.

“Nhiều lần đàn chó trong thôn bới xác bò lên để ăn thịt. Bò đã thối rữa, mùi bốc lên khủng khiếp”, một người chăn trâu cạnh nghĩa địa bò cho biết.

Bây giờ, tuy không còn chôn bò chết ở nghĩa địa này nhưng cứ sau mỗi đợt mưa thì xương bò lại nổi lên lổn nhổn. “Giờ còn đỡ mùi rồi chứ trước đây thì không ai dám lại gần nghĩa địa bò chết ấy đâu!”, một người dân đang chăn bò ở gần nghĩa địa cho hay.

Năm 2009, Tập đoàn TH thực hiện xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi bò sữa được quảng cáo là lớn nhất Đông Nam Á tại vùng đất Phủ Quỳ, huyện Quỳ Hợp.

Thời điểm đó, dù “tiếc đứt ruột” nhưng tất cả các hộ dân có đất sản xuất nằm trong vùng dự án đều vui vẻ nhường lại đất cho Tập đoàn TH.

Ông Trần Hồng Lý, nguyên trưởng thôn Tân Lâm cho biết: “Trước đây nhà tôi có 2 ha cam, thu nhập năm nào ít nhất cũng được 100 triệu đồng. TH về, chúng tôi phải bàn giao hết đất, tiếc lắm. Không còn đất sản xuất, giờ 2 con tôi đi làm trong nhà máy, một năm nhiều lắm cũng chỉ được 60 triệu đồng”.

Ông Lê Trung Kiên, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm cho biết: Triển khai dự án xây dựng nhà máy sữa TH, xã Nghĩa Lâm có 2 thôn phải di dời là Đông Lâm và Tân Lâm.

Đến thời điểm này, mới có một số hộ ở thôn Tân Lâm đã nhận tiền và tự di dời. Còn lại 36 hộ dân Tân Lâm và hơn 90 hộ dân thôn Đông Lâm vẫn “mắc kẹt” tại đây.

Theo ông Kiên, kế hoạch di dời các hộ dân là do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì. “Đất tái định cư không thiếu nhưng không hiểu sao đến giờ vẫn chưa di dời các hộ dân đi được. Có thể tỉnh chưa có ngân sách”, ông Kiên nói.

Ông Kiên cũng cho biết, người dân 2 thôn đã “kêu” lên UBND xã rất nhiều nhưng với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, xã cũng chỉ biết “ghi nhận” và sau đó chuyển ý kiến lên cấp trên.

Chưa được di dời nên cuộc sống của người dân chỉ là tạm bợ, lay lắt, sống không biết ngày mai.

“Nhà dột và hư hỏng rất nặng nhưng cũng không sửa được. Nếu bỏ tiền túi ra làm sẽ không được đền bù vì sau khi đã kiểm đếm các hộ dân đã cam kết không được tự ý sửa chữa, xây mới…”, chỉ ngôi nhà mục nát lúc nào cũng như chực “gây họa”, anh Lê Hữu Lam (thôn Tân Lâm) bức xúc.

Ngôi nhà này anh mua lại khu tập thể cũ của Nông trường 19/5 trước đây. Thời gian xây dựng đã lâu, một số gian bên cạnh đã đổ sập. Nhà anh Lam vẫn còn đó hình hài của một ngôi nhà nhưng ngói trên mái đã rơi từng mảng. Để ở được, anh Lam phải mua bạt về căng từ trong ra ngoài.

Gần chục năm qua, những người dân khốn khổ ở Tân Lâm, Đông Lâm đã kêu gào đến khản cổ, kiệt sức nhưng đến giờ họ vẫn bị bỏ mặc.

Với những cánh đồng hướng dương sặc sỡ, những đồng cỏ xanh ngút ngát tầm mắt, vùng đất Phủ Quỳ được ví như “thiên đường” ở hạ giới. Trớ trêu, giữa chốn thiên đường ấy lại tồn tại một địa ngục, nơi đó đang “giam cầm” hàng trăm phận người thấp cổ bé họng.

Nhiều người dân thôn Tân Lâm khi tiếp xúc với chúng tôi đã tỏ ra chán nản, buông xuôi và chẳng thiết tha chia sẻ điều gì.

Họ bảo, nỗi khổ của họ ai cũng nhìn thấy và họ cũng đã kêu cứu rất nhiều. Tuy nhiên, lời nói gió bay, bao năm “kêu gào” thống thiết nhưng vẫn chẳng thay đổi được gì…
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:57 PM



 
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.