Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN)  

Trở lại   Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN) > KINH NGHIỆM SAU TAY LÁI & THÔNG TIN PHÁP LUẬT > Trên đường thiên lý và các thắc mắc biết hỏi ai?

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-05-2012, 11:07 PM
giangthanh giangthanh đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 80
Mặc định “Tây sai cũng phải xử lý nghiêm”

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Trường hợp người nước ngoài không đội mũ bảo hiểm, đèo 3 trên xe môtô "hiên ngang" tham gia giao thông có lẽ không phải là hình ảnh hiếm gặp ngoài đường. Điều này khiến nhiều người phải lên tiếng đặt câu hỏi: Tại sao Tây sai luật lại không bị xử lý?

Lý do nhiều người lý giải cho nguyên nhân Tây đi sai luật giao thông đường bộ mà không bị CSGT xử phạt chủ yếu là do bất đồng ngôn ngữ, CSGT còn chưa thực sự làm nghiêm với những người nước ngoài vi phạm…

Nhưng có lẽ dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc vi phạm luật giao thông mà không bị xử lý thuộc về trách nhiệm của CSGT. Bởi nếu bạn đã tham gia giao thông tại nước mình đang tạm trú, thì buộc phải hiểu và thuộc luật. Nếu sai luật cũng phải xử phạt như người dân nơi ấy, chứ không thể vì bạn là người nước ngoài nên cứ "vô tư" hoặc được sự ưu ái nào đó. Điều này là hoàn toàn phi lý và nếu cứ để như vậy sẽ càng khiến cho nhiều người dân lên tiếng về các quy định luật ở nước ta chưa chưa nghiêm.


Tình trạng này tồn tại lâu lắm rồi. Tôi có một người bạn nước ngoài chuyên đi xe không đội mũ bảo hiểm, thậm chí kẹp 3 mà không bao giờ bị giữ lại. Anh ta nói rằng: kinh nghiệm cho thấy, nếu bị giữ lại thì dù có giỏi tiếng Việt đến mấy cũng không nên lộ ra mà cứ nói...tiếng Anh là mọi việc được giải quyết. Tôi thấy nhiều đồng chí công an có lẽ do không tự tin khi làm việc với người nước ngoài, nên thường lảng tránh khi gặp những việc như trên. Đôi lúc tôi thấy như mình bị phân biệt đối xử ngay trên đất nước của mình. Tôi cũng có dịp đi nước ngoài thì thấy cảnh sát bên đó không như bên mình. Vi phạm luật lệ giao thông thì người vi phạm đương nhiên bị giữ lại. Nếu anh không hiểu tôi nói gì thì mời anh về đồn. Anh có quyền gọi người thân giúp đỡ để cảnh sát hiểu anh, chứ không có chuyện lảng tránh như ở ta...” - nguyen anh minh:nguyenanhminh@hotmail.com

Tất cả do luật của chúng ta không làm nghiêm mà thôi, đã là luật thì chớ có phân biệt hay ưu ái cho ai hết, chúng ta đang sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật kia mà! Qua đây cũng mong các cơ quan bảo vệ pháp luật cần trang bị đủ hơn về mọi phương tiện, phương diện cho những người trực tiếp làm công tác có thể chủ động xử lý trong mọi trường hợp, tình huống, mọi đối tượng vi phạm. Có như vậy mới mong xã hội nghiêm minh, kỷ cương” - Trịnh Văn đông:dong@yahoo.com

Để chứng minh cho sự nghiêm minh của pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, các cơ quan chuyên môn cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm cả với người VN và người nước ngoài không tuân thủ quy định về an toàn giao thông tại VN” - Nguyễn Thái Tĩnh: thaitinh2002@yahoo.com

Đã là luật thì bất kì ai cũng phải tuân thủ luật thôi, không phân biệt người trong nước hay nước ngoài. Chúng ta cần nghiêm túc xử phạt những hành vi vi phạm như thế này, để họ không coi thường pháp luật của chúng ta” - Dương Ngọc Thanh: teen8x_dnt@yahoo.com

Tây hay ta đều là người hết, không may bị té xuống đều có thể chấn thương sọ não như nhau. Theo mình nghĩ đó chỉ là những người Tây thích chơi ngông thôi. Nhưng cũng cần cơ quan chức năng can thiệp, để tránh ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa Việt Nam khi không may xảy ra trường hợp có người nước ngoài tử vong tại VN do tại nan giao thông (trong đó không đội mũ bảo hiểm là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất)” – jayhoang: tonyhuangshan@gmail.com

Đã là luật thì ai đi lại trong đất nước này đều phải như nhau. Đã phạt người Việt thì cũng phải phạt người nước ngoài nếu họ vi phạm. Nếu chúng ta không phạt họ tức là ta coi họ "đứng trên" luật pháp của đất nước ta sao?” - Hoàng Nguyên: jenny@yahoo.com

“Nếu có bất đồng ngôn ngữ thì cảnh sát cũng không thể làm ngơ được. Luật pháp của một đất nước phải làm nghiêm thì mới giữ được bộ mặt của đất nước. Giờ giả sử dân Việt mình sang nước ngoài phạm luật thì có được tha không? Câu trả lời là: chắc chắn sẽ bị tóm, nếu không hiểu ngoại ngữ thì họ sẽ tìm người phiên dịch...” - Nguyễn Minh Hải:minhai84@gmail.com

Tây thì tây, là du khách hay người đã, đang sống và làm việc trên nước Việt Nam thì đều phải chấp hành luật pháp của Việt nam chứ. Bên cạnh đó, CSGT cũng phải làm việc nghiêm minh, không vì bất đồng ngôn ngữ, sợ phiền hà mà bỏ qua được. Đã vi phạm thì chỉ rõ điều luật vi phạm và thu tiền phạt, chứ cứ thấy họ nói tiếng Anh là sợ phiền rồi bỏ qua là không được. Đã tham gia giao thông thì bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, ai không đội thì phạt. Nhưng có lẽ lực lượng CSGT cũng cần phải trang bị vốn tiếng Anh cho mình đi chứ. Đất nước đang đà phát triển thì ngày càng có nhiều du khách và người nước ngoài đến kinh doanh, nếu họ không biết đường đến hỏi CSGT mà lại bó tay thì... thua luôngiotsuong: giotsuongmai_87@yahoo.com

“Vài lần mình gặp CSGT định bắt 1 xe không đội mũ, nhưng đến gần rồi mới nhận ra người điều khiển xe máy đó là 2 anh chị Tây, thế là đồng chí CSGT quay sang bắt 1 xe bên cạnh đấy dù bạn gái đó rõ ràng là gương xe đầy đủ, mũ bảo hiểm đội trên đầu. Vài lần khác thì Tây ngang nhiên vượt đèn đỏ, hoặc rẽ phải ở những đoạn đường không được phép rẽ phải khi đèn đỏ.... mà các đồng chí CSGT nhà mình coi như là không thấy. Nếu mình không nghiêm với Tây thì làm sao họ tôn trọng luật pháp nước mình được. Chỉ đơn giản là luật giao thông đường bộ mà đã như vậy rồi...”- Huyền:huyenpm@hanoicademy.edu.vn


Ngoài lý do từ phía CSGT, cũng có những ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân khiến người nước ngoài coi thường luật giao thông đường bộ VN như vậy là qua hình ảnh những người Việt phóng xe, lạng lách đầu không đội mũ bảo hiểm vẫn nhan nhản ngoài đường. Và đó chính tấm gương xấu cho người nước ngoài.

Thật ra tôi cảm thấy chính không ít người Việt làm cho người nước ngoài coi thường pháp luật Việt Nam thì đúng hơn. Cách đây một tuần tôi có về Việt Nam công tác, khi ngồi trên taxi tôi thấy rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm chạy xe, nhất là về đêm. Những người không đội mũ bảo hiểm đa phần là những người đi những xe máy đắt tiền. Người xưa có câu "tiên trách kỷ, hậu trách nhân"... Mong rằng chính người Việt Nam nên làm gương cho những du khách nước ngoài đến Việt Nam. Thân” - Richard Hoàng: qntech@gmail.com

Có lẽ họ lây sự thiếu ý thức từ một số người Việt Nam rồi, như kiểu "sống ở đâu phải theo trào lưu ở đấy thì mới không bị lạc loài" chăng?” - Nguyễn Trọng Nghĩa: mooniver_tn1512@yahoo.com

“Kính thưa cùng quí vị, chẳng riêng gì ở HN, ngay tại TPHCM cũng có cảnh này. Chủ yếu có lẽ là do các CSGT không biết tiếng Anh. Ngoài ra còn phải kể đến cả sự e ngại nói chuyện với người nước ngoài. Tôi có người bạn có đứa con trai học tại 1 trường quốc tế, nó cao lớn và to con như Tây (hơn 1m8). Khi chạy xe gắn máy mà gặp cảnh sát giao thông thổi còi, nó nói toàn tiếng Anh. Nói qua nói lại một hồi rồi cảnh sát giao thông lại cho nó đi, chắc vì mấy anh nghĩ nó là người nước ngoài" - Phạm Vũ Cảnh: canh_pham4201@yahoo.com

“Nhân dịp lễ 30/4, tôi đến Hà Nội thăm chơi và thật bất ngời khi thấy ở thủ đô mà ý thức người dân lại kém như thế. Rất nhiều người dân thủ đô lưu thông mà có đội mũ bảo hiểm gì đâu!! Vậy trách gì người nước ngoài xem thường luật pháp Việt Nam? Đề nghi các đồng chí CSGT nên lưu tâm vấn đề này!!!”lovey: loveytoday@yahoo.com


(Ảnh: Việt Hưng)

Tuy nhiên cũng có những địa phương tại Việt Nam, người nước ngoài đã phải chấp hành nghiêm luật lệ giao thông đường bộ nếu không muốn bị phạt.

Không phải ở vùng nào Tây cũng được tự do như vậy đâu. Tây lên Sapa mà đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc không có giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Licience) thì vẫn bị xử lý như người Việt mình. Các anh giao thông trên Sapa đã làm rất tốt việc này trong vòng 2 năm qua. - Nguyen Viet Hung: Phamhung_83@yahoo.com

Bên cạnh đó một số bạn đọc đã “hiến kế” phạt Tây nếu họ vi phạm luật giao thông đường bộ mà không sợ gặp trở ngại về ngôn ngữ.

Tôi không đồng ý với ý kiến chê trách của nhiều người. Không nhất thiết phải bắt tất cả CSGT phải học và giỏi tiếng Anh. Trong số giấy tờ, biên bản xử phạt của các anh CSGT chỉ cần một tờ giấy in sẵn vài dòng chữ SONG NGỮ Việt - Anh. Đại loại các thông tin: BẠN ĐÃ VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG VÌ - KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM - VƯỢT ĐÈN TÍN HIỆU - CHẠY QUÁ TỐC ĐỘ - CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ... Và quan trọng là người cảnh sát tại hiện trường phải xử phạt quyết liệt bằng cách: Giữ phương tiện. Chụp ảnh lại người nước ngoài vi phạm. Sau đó cứ để họ đi. Không quá khó để Phòng CSGT liên hệ với Đại sứ quán hoặc Cục Xuất nhập cảnh để tìm ra họ làm việc cho ai, ở đâu... để phạt nguội. Phạt chỉ là biện pháp hành chính. Nhưng sâu xa hơn làm cho họ cảm thấy xấu hổ và ảnh hưởng uy tín, sẽ khiến họ không dám coi thường luật pháp của nước sở tại khi họ đang sống trên đất nước ta” - Trần Văn Quyết: quyetchienthang234@yahoo.com

“Mình biết vài bạn người nước ngoài và lí do họ không đội mũ bảo hiểm là : KHÔNG sợ bị cảnh sát phạt. Khi bị bắt thì "giả vờ" nói tiếng Anh để lòe CSGT. CSGT thì ngại rồi chần chừ, cho qua vì không muốn dây dưa.

Cách này thực ra cũng rất được nhiều bạn VN sử dụng khi đi nước ngoài, trốn vé này nọ ... nhưng CS nước ngoài họ chặt, kể cả bạn giả vờ không biết thì họ cũng đưa về đồn, yêu cầu đưa hộ chiếu, không chịu nộp tiền thì bị "vết đen" vào hồ sơ ... Các bạn vi phạm lại chẳng sợ mất dép, nộp tiền ngay cho nhanh và lần sau mua mũ bảo hiểm” -Quang Huy: Dau_viet@yahoo.com

Luật pháp là bình đẳng đối với mọi người kể cả người nước ngoài, nên không thể có ngoại lệ. Đồng ý là có vấn đề bất đồng về ngôn ngữ nhưng để khắc phục vấn đề này có nhiều cách. Chỉ cần các cơ quan trức năng có trách nhiệm một chút, chủ động một chút là sẽ giải quyết được thôi. Tôi chỉ đề xuất một ý tưởng nho nhỏ là ta chỉ cần bổ sung vào số trang bị của CSGT thêm 1 cuốn sổ hướng dẫn (Manual) in bằng 1 số ngôn ngữ nước ngoài chính như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Trong đó ghi sẵn 1 số câu, cụm từ chuyên môn như: Trang nhất: Anh/ Chị nói được tiếng gì? (bằng tất cả các ngôn ngữ chính nêu trên). Sau đó là những câu như: Cho kiểm tra bằng lái, giấy tờ xe... Tiếp đến phần vi phạm: Anh/ Chị vi phạm điều bao nhiêu theo bộ luật nào... (ghi chủ yếu các vi phạm như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, sai làn, không có gương...). Cứ theo sách mà chỉ. Hơn nữa bên Công an có thể phối hợp với Bộ VHTT & Du lịch thiết lập đường dây nóng như kiểu 1080 (miễn phí), để tư vấn & trợ giúp bằng các ngôn ngữ có bản (cái này còn giúp cho việc quảng bá và nâng cao chất lượng du lịch). Đơn giản vậy thôi. Chỉ sợ không ai muốn nghĩ, muốn làm vì coi đó là ... chuyện nhỏ.” -Phú Thành: pth1996@gmail.com

Mong rằng qua đây CSGT có thế rút kinh nghiệm ứng xử và xử lý nghiêm minh với người nước ngoài khi họ có vi phạm, dù chỉ là khi tham gia giao thông tại Việt Nam.


Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:19 AM



 
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.