Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN)  

Trở lại   Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN) > CHỢ OTSN > Tư Vấn Dịch Vụ Bảo Hiểm

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 17-07-2019, 11:15 AM
kimhoa13032017 kimhoa13032017 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2018
Bài gửi: 437
Mặc định Tìm Hiểu Chung Về Hộp Đựng Đồng Hồ Da

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đối với những ai có sử dụng đồng hồ tự động thì chắc chắn hộp xoay đồng hồ sẽ vô cùng hữu ích vì nó giúp bạn không còn phải đeo đủ 8 tiếng mỗi ngày hoặc cứ phải lên dây thủ công (dễ làm mòn cốt máy). Và bây giờ, hãy xem cách sử dụng hộp đựng đồng hồ đúng nhất cho đồng hồ của bạn là gì!

Hộp đựng đồng hồ cơ hay còn gọi là hộp lên dây đồng hồ/hộp lên cót đồng hồ/watch winder, có công dụng tạo năng lượng cho đồng hồ Automatic (và cả các loại có cơ chế sinh năng lượng tương tự là đồng hồ Kinetic, Spring Drive, Autoquartz) mà không cần người dùng phải đeo trên tay hay lên dây thủ công.

Hộp xoay đồng hồ sẽ xoay và luân chuyển để tạo năng lượng thay cho tay đeo, nhờ vậy chúng ta sẽ:

KHÔNG bắt buộc đeo đồng hồ Automatic ít nhất 8 tiếng mỗi ngày

KHÔNG phải lên dây thủ công nên sẽ không làm lão hóa máy nhanh

KHÔNG bị đứng máy phải chỉnh lại thời gian vì đồng hồ có đủ năng lượng

Giữ cho đồng hồ Automatic luôn hoạt động, tránh để lâu ngày không chạy làm dầu bôi trơn bị ứ đọng khiến cho khi hoạt động trở lại sẽ sinh ra ma sát làm mòn cốt máy

Ngoài ra, cót đồng hồ Automatic đạt mức năng lượng hơn 80-90% sẽ cho độ chính xác cao nhất nhưng việc đeo bình thường mỗi ngày chỉ làm cho cót đạt mức năng lượng 50-60% mà thôi.

Trong khi đó, một hộp xoay đồng hồ với các thiết lập phù hợp là một trong những cách tốt nhất để duy trì độ chính xác của đồng hồ Automatic trong một thời gian dài vì hiệu quả lên dây của chúng sẽ thường đạt khoảng 80%.

Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ CỦA HỘP XOAY ĐỒNG HỒ LÀ GÌ?

Để dùng hộp đựng đồng hồ, ngoài việc biết được loại máy/Movement/Calibre/Calibre đồng hồ sử dụng hoặc tên gọi mẫu mã, dòng thì còn có những thuật ngữ cần phải biết như sau:

TPD = Turns Per Day, nghĩa là Vòng Xoay Mỗi Ngày.

CW = Clockwise, nghĩa là bộ máy chỉ lên dây khi xoay theo chiều kim đồng hồ ↻.

CCW = Counterclockwise, nghĩa là bộ máy chỉ lên dây khi xoay ngược chiều kim đồng hồ ↺.

Both = Bidirectional, nghĩa là bộ máy lên dây khi xoay cả hai chiều kim đồng hồ, xoay một trong hai chiều hay cả hai đều được.

Uni = Unidirectional, nghĩa là bộ máy lên dây theo một chiều nhưng chưa xác định được xoay theo chiều kim đồng hồ như thế nào mới lên dây được.

TBD = To Be Determined, đang xác định, có nghĩa là loại máy này vẫn chưa xác định được số Vòng Xoay Mỗi Ngày, Chiều Xoay chính xác.

Tất nhiên, không phải chiếc đồng hồ nào cũng giống nhau và cứ bỏ vào hộp xoay đồng hồ là có thể tạo ra đủ năng lượng hoạt động. Chúng ta cần phải chọn chiều xoay hoặc chỉnh số Vòng Xoay Mỗi Ngày (tức TPD) tối ưu cho từng bộ máy, nếu chọn sai lầm, hiệu quả lên dây sẽ không cao khiến cho máy vẫn đứng như thường, có dùng hộp xoay đồng hồ “xịn” cũng như không.

Thông thường, số Vòng Xoay Mỗi Ngày cần thiết cho hầu hết đồng hồ Automatic sẽ nằm trong khoảng 500 đến 800 TPD (500-800 vòng xoay mỗi ngày), con số trung gian an toàn nhất là 650 TPD. Nếu bạn không biết rõ mẫu của mình phải chọn chế độ nào, bạn có thể thiết đặt chế độ xoay nằm trong khoảng này.

Một vấn đề khác là tùy theo Thời Gian Trữ Cót của đồng hồ mà bạn chọn các số Vòng Xoay Mỗi Ngày hợp lý, các mẫu có khả năng trữ cót trên 45 giờ nên chọn khoảng 800 TPD, khả năng trữ cót dưới 45 giờ nên chọn khoảng 650 TPD (cho máy Thụy Sĩ) và 800 TPD (cho máy Nhật Bản).

Lưu ý là nên tuân thủ theo thông số TPD đúng cho từng loại máy, tránh thiết lập TPD quá cao sẽ tạo lực xoay mạnh, dễ gây hỏng máy hoặc kích hoạt cơ chế trượt chống đứt cót khiến cho đồng hồ không lên dây được dẫn đến nhanh làm mòn cốt máy. Cũng đừng thiết lập TPD quá thấp khiến đồng hồ lên dây không đủ làm đứng máy, chạy kém chính xác.

(cùng chiều kim đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ, cả hai chiều kim đồng hồ) kèm theo các chế độ mô phỏng cử động tay và ngăn cách từ trường đảm bảo an toàn cho đồng hồ. Nếu muốn đồng hồ đạt mức năng lượng tối ưu và bền bỉ, nên chọn loại này.

Loại cơ bản thì cài đặt mặc định thường khoảng 650 TPD, rất lý tưởng cho phần lớn các đồng hồ nhưng cần lưu ý thêm về Chiều Xoay. Tốt nhất là nên chọn hộp xoay đồng hồ có cả 3 Chiều Xoay hoặc chọn đúng loại có chiều xoay phù hợp với đồng hồ, nếu không mua về cũng như không.

Đừng chọn các loại hộp xoay đồng hồ rẻ tiền hàng nhái, hàng không đảm bảo nguồn gốc hay hàng tự chế vì chúng sẽ gây ra nguy cơ nhiễm từ cho đồng hồ Automatic hoặc giảm độ bền/hây hỏng hóc do các chế độ xoay, cách xoay không đúng, không mô phỏng tốt hành vi, cử động của tay người.

Địa chỉ công ty: 20 Đường số 2, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0903 361 293
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:54 PM



 
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.