Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN)  

Trở lại   Chợ thông tin Ô Tô - Xe hơi Việt Nam (OTSN) > THÔNG TIN KỸ THUẬT > Tin Tức- Sự Kiện

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 01-08-2012, 01:51 PM
thanhbvp thanhbvp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 725
Mặc định Đôi nét về giọng nói

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Không những lời nói biểu lộ nội tâm mà giọng nói cũng biểu lộ nhiều điều. Có những điều qua lời nói chúng ta không nhận ra được nhưng giọng nói lại biểu lộ rất rõ. Bởi vậy, khi đánh giá một người, nhiều khi không cần nghe họ nói điều gì, chúng ta chỉ cần nghe giọng nói họ như thế nào. Giọng nói của con người thường biểu lộ hai điều: Phước và Đức. Phước là cái nhân quả họ đã gieo. Đức là những tính tình của họ.





Nếu nghe một người có giọng nói vang ấm, trang trọng, chúng ta biết đó là người giàu có, thậm chí là người nổi tiếng. Trong đời sống, có những người tuy khỏe mạnh nhưng giọng nói lại yếu ớt. Những người như vậy thường có cuộc sống nghèo khổ hoặc chết sớm. Người có giọng nói không rõ ràng là người vị kỷ, nham hiểm. Người có giọng nói nghe chát chúa, khó ưa là người có tính tình hung dữ và thô tháo. Người này hay nói những điều làm mất lòng người khác. Trong khi đó, không ít người có giọng nói rất êm ái, rất chuẩn. Đó là những người có tâm Từ bi. Vì xuất phát từ lòng từ bi, thương yêu nên khi nói với người đối diện, người ấy như đang chan rải tình thương. Gặp những người như vậy, chúng ta rất dễ có cảm tình. Một khi đã có tâm từ, chắc chắn họ đã làm nhiều việc phước nên những người này cũng là người giàu có tuy không nổi tiếng, không có uy quyền. Còn trường hợp giọng nói êm nhưng chưa chuẩn, nghĩa là Tâm từ mới xuất phát, có thể người này chưa giàu vì Nhân mới gieo, Quả chưa đến. Có người nói giọng êm nhưng uốn éo. Đây là người có tâm đa tình, đa cảm. Người này thường yếu đuối, thiếu lập trường. Ngoài đời, chúng ta thấy nhiều người lẳng lơ, lăng nhăng cũng có giọng kiểu này. Không ít người trong cuộc sống gặp nhiều điều rắc rối, phức tạp cũng vì giọng nói ngọt ngào, êm ái mà đa tình ấy.







Có những trường hợp, giọng nói biểu lộ được cá tính, nội tâm của con người rất rõ. Nghe giọng nói bên trong có vẻ gì vừa dứt khoát, cương nghị vừa êm ái, chúng ta biết đây là người vừa có đạo đức, vừa có ý chí. Có nhiều người tướng mạo bên ngoài đẹp đẽ nhưng giọng nói không dứt khoát, yếu đuối. Đó là người rất khó tu. Trong việc nhận xét con người, những thầy tướng thường cho rằng giọng nói quan trọng hơn gương mặt. Ví như người có gương mặt đẹp mà giọng nói không tốt vẫn có thể bị phá tướng. Bởi vậy, mỗi nguời phải có ý thức sửa dần giọng nói của mình.







Nếu để ý chúng ta sẽ thấy giọng nói cũng có những “tật” riêng. Có người nói quá lớn, có người nói quá nhanh, có người lại nói lắp, ngọng nghịu…







Người nói quá nhanh thường là nguời thông minh. Trong vùng não của họ có những tư tưởng phát ra rất nhanh. Nhưng những người nói nhanh cũng biểu lộ một nhược điểm là vội vàng, hấp tấp. Nếu biết mình có “tật” nói nhanh, chúng ta phải tập kiểm soát lời nói của mình trước khi phát ra. Như vậy, lời nói tự nhiên sẽ chậm lại. Người có giọng nói quá lớn thường là người không có chiều sâu, hay khoe khoang và thường là người không có bản lĩnh. Người có giọng nói bị lắp, ngọng nghịu là người thiếu phước và gây nghiệp xấu ở đời trước. Nói lắp (còn gọi là nói cà lăm) là trong một câu nói thường có một vài chữ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến câu nói không suông. Người có “tật” nói lắp thường khó thành công trong cuộc sống.







Người ta có kể một câu chuyện vui về người nói lắp như sau: Khi huấn luyện cho những người lính tập nhảy dù, huấn luyện viên có dặn khi nhảy ra khỏi máy bay phải đếm một, hai, ba…đến mười thì giật dây cho dù bung ra, từ từ rơi xuống đất. Sau khi buông dù, huấn luyện viên kiểm lại thấy thiếu một người. Thì ra, anh ta rơi xuống bị “lệch pha”, cũng may là rơi trên đống rơm nên không nguy hiểm. Hỏi ra mới biết anh ta chưa đếm đến mười thì đã rơi xuống đến đất rồi. Lúc ấy mọi người mới biết anh ta bị nói lắp, đếm đến năm, sáu bị lặp lại nhiều lần quá nên buông dù không kịp.







Khác với nói lắp, nói ngọng là người nói phát ra phụ âm không rõ. Ví dụ, trong một câu thơ viết về những anh chàng “ngọng”, nhà thơ Hồ Xuân Hương có viết: Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông.







Chúng nó bảo nhau: “ ấy ái uông”.( “thấy cái chuông”-NV)





Chúng ta biết rằng, trongVăn học cổ Việt Nam, Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ sĩ có cá tính ngang tàng, độc đáo. Viết những câu thơ này, bà muốn mỉa mai những anh học trò tài năng còn non kém, tài thơ còn “ngọng nghịu” mà dám làm thơ chọc ghẹo mình.







Người nói lắp, nói ngọng thường là người bị cái nghiệp gì đó trong quá khứ. Họ phải phải sám hối thật nhiều trong đời này. Như vậy, căn cứ vào giọng nói, chúng ta có thể biết được Nghiệp và Tâm mình để sám hối, sửa đổi.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:14 PM



 
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.