PDA

View Full Version : Tranh cãi kịch liệt việc đổi giờ làm Hà Nội


latigo7441
25-05-2012, 11:12 PM
Để giải bài toán ùn tắc giao thông không thể chỉ cần có giải pháp mà phải đồng thời kê đơn, bốc thuốc chữa trị căn bệnh thiếu sự phối hợp, đồng thuận trong quản lý Nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị.


Sau bài báo “Đổi giờ làm: Kế hoạch của Hà Nội có hiệu quả?”, VnMedia nhận được hàng trăm ý kiến trao đổi về việc “lệch pha” giữa Bộ Giao thông và UBND Hà Nội trong đề xuất thay đổi giờ làm để hạn chế ùn tắc giao thông.

Theo bạn Trường Sinh, Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TPHCM, với vấn nạn kẹt xe hiện nay một mình Bộ trưởng Thăng không thể giải quyết một mình được mà phải cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là Bộ Giáo dục.

Bạn Sinh cho rằng, hãy nâng chất lượng dạy và học của các trường học, học sinh khu nào học ở khu đó, lúc đó sẽ không còn trường hợp nhà ở Gò Vấp, quận 9, Nhà Bè lên quận 1 học. Nếu Bộ trưởng muốn kiểm chứng thì cứ đứng ở cầu Sài Gòn vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều sẽ thấy rõ

Bạn Duy Mạnh, Cầu Giấy, Hà Nội ủng hộ UBND Hà Nội và cho rằng, việc đổi giờ làm đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng không hiệu quả. Mọi vấn đề của xã hội cần phải đưa ra trình Quốc hội và để các nhà khoa học cũng như những nhà nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất vì đây là vấn đế của toàn xã hội, ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận người dân.

Theo bạn Mạnh, có một số vấn đề Bộ trưởng có thể mạnh tay quyết định như việc "trảm" nhà thầu, tuy nhiên đây là vấn đề quan trọng và không thể vì để giải quyết tức thời nạn ùn tắc mà gây ra sự xáo trộn trong sinh hoạt và học tập, làm việc của người dân.

Nạn ùn tắc giao thông có nguyên nhân sâu xa và cơ bản là do cơ sở hạ tầng giao thông rất yếu kém, do đó cần có thời gian để giải quyết vấn đề này như xây dựng thêm các tuyến đường vành đai hay thậm chí đường trên cao hay mở rộng vỉa hè, lòng đường, không để bị chiếm dụng,...

Theo tôi đây không phải là việc cứ làm sau đó sai rồi sửa giống như chủ trương biển xe chẵn đi ngày chẵn, đó chỉ là những giải pháp không đem lại hiệu quả mà còn gây ra sự xáo trộn. Theo bạn Mạnh, Bộ trưởng Thăng đã quá vội vàng khi lập tức đề xuất phương án đổi giờ làm.

Không đồng quan điểm, bạn Tiến Mạnh, Hà Nội cho rằng, những việc làm của Bộ trưởng Thăng tuy mang tính giải pháp tình thế nhưng nó là thiết thực. Thứ nhất, nhìn nhận về ách tắc giao thông Bộ trưởng Thăng cũng đã có những đề xuất mang tính tổng thể. Vì nếu cứ chờ đợi cái nọ, cái kia thì không biết đến bao giờ mới giải quyết được vấn nạn này.

Thứ hai, nếu Bộ trưởng không hành động mà cứ tiếp tục nghe đôi co, phản biện theo kiểu "đẽo cày giữa đường" thì chưa chắc đến hết nhiệm kỳ cũng đã giải quyết được.

Theo tôi, phía chính quyền Hà Nội cũng không nên quá thận trọng. Mặc dù đưa ra phương án sau nhưng phương án điều chỉnh giờ làm việc của Hà Nội không có nhiều thay đổi so với thực tế hiện nay.


http://images.vnmedia.vn/images_upload/2011/vnm_2011_393867.gif
Ùn tắc trên đường phố Hà Nội vào giờ cao điểm đã diễn ra nhiều năm nay.

Bạn Nguyễn Hữu Phan, phố Phạm Hùng, Hà Nội thì viết: chúng ta nên hưởng ứng và ủng hộ Bộ trưởng Thăng, đừng ngồi một chỗ mà lý sự, ra đường rồi sẽ thấy bức xúc!.

Chúng tôi đồng tình với các biện pháp của Chính phủ, Bộ GTVT và các thành phố Hà Nội, TPHCM để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Đó là những biện pháp tạm thời, trong khi chúng ta chưa có và chưa thực hiện, hay không thực hiện được một quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở vật chất và giao thông, chưa có hệ thống tàu điện ngầm hay một loại phương tiện nào khác. Cứ để tự phát, mỗi năm lượng xe máy tăng khoảng 2 triệu chiếc, ô tô tăng 300 ngàn, hệ thống xe công cộng không đảm bảo nhu cầu đi lại... làm sao không tắc, do đó, để khắc phục trước mắt phải có biện pháp tạm thời.

Chẳng ai mong muốn phải thay đổi giờ làm việc. Bạn đã chọn ngành nghề cho mình và đang làm việc tại ngành nghề đó thì phải chấp nhận. Bạn có muốn đi ra đường đứng ùn tắn 2-3 tiếng trên đường?.

Còn bạn Thái Bá Minh, Kim Ngưu, Hà Nội thì cho rằng: để giải quyết được vấn đề này phải đồng thời kê đơn, bốc thuốc chữa trị căn bệnh thiếu sự phối hợp, đồng thuận trong quản lý Nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị.

Vấn đề cần quan tâm là không phải thay đổi nhiều ít giữa các phương án mà là hiệu quả mang lại của giải pháp. Do vậy rất cần sự hợp tác liên tục để cùng giải quyết các vấn đề nảy sinh mới; không nên thấy thành quả thì vun vào, khó khăn trở ngại thi lảng tránh trách nhiệm.

Không có giải pháp nào tuyệt đối, cầu toàn. Hãy bắt đầu và rút kinh nghiệm, vì về cơ bản đã đúng hướng, nhận được đồng thuận của xã hội. Hãy lắng nghe, quan sát bằng tai mắt và chính con tim trung thực, trong sáng của mình.

Bức xúc hơn, bạn Phạm Thanh Hải, Hải Dương viết: không thể chấp nhận sự trì trệ. Chống ùn tắc giao thông, kẹt xe, đảm bảo an toàn giao thông ở mỗi địa phương là nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Hà Nội nhiều năm nay luẩn quẩn áp dụng các biện pháp không giống ai nên tình trạng mất an toàn, ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng, dường như buộc người dân phải sống chung với ùn tắc, mất an toàn giao thông, không hy vọng có phương án hữu hiệu từ thành phố, suốt ngày đổ đường hẹp, diện tích đường thiếu.

Nghĩ một cách nghiêm túc, nếu Hà Nội cứ suy nghĩ như hiện nay thì hàng chục năm nữa cũng không cải thiện được tình hình vì trên thực tế, việc mở rộng, làm mới một con đường ở Thủ đô dù có sẵn tiền cũng không thể 1-2 năm xong được, huống chi ở đây không phải một con đường.

Ấy vậy, không hiểu sao đến khi Bộ giao thông quyết liệt, không khoanh tay đứng nhìn, “tư lệnh” phải đích thân cầm gươm ra trận với biện pháp cơ bản rất phù hợp, ít tốn kém, làm được ngay và có thể vừa làm vừa điều chỉnh thì Hà Nội như bừng tỉnh nhưng không che được đuôi “chậm như rùa” khi đưa ra phương án điều chỉnh giờ làm việc hầu như không có nhiều thay đổi, chắc lại muốn qua cao trào dư luận đang chú ý để đâu lại vào đó và ca tiếp bài phải có vốn để mở rộng, làm thêm đường, thêm cầu.

Trong thời buổi khó khăn hiện nay, sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn, nên phải hành động mạnh mẽ, dù chỉ làm 1 nhiệm kỳ nhưng vinh quang, để lại nhiều ấn tượng tốt cho nhân dân, không nên cứ ì ạch mãi, cản trở sự phát triển chung.

Nặng nề hơn, bạn Thanh Hải, TPHCM cho rằng: Ai cũng như mấy ông "đầy tớ" ở Hà Nội thì xã hội sẽ khó phát triển. Để tự thân thì không chịu giải quyết (có thể giải quyết nhưng không hiệu quả) nhưng khi Bộ GTVT làm thì lại tự ái, làm hình thức không dám cải cách đổi mới tu duy. Đây chính là rào cản trong quá trình đổi mới, không bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của xã hội đang điễn ra từng giờ của lãnh đạo Hà Nội.

Theo vnmedia

sonkimhn
25-05-2012, 11:12 PM
mình nghĩ là không nên, vì nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là do cơ sở hạ tầng và nhiều yếu tố khác.

Thay đổi giờ làm việc sẽ ảnh hưởng quá nhiều.

psmvn
25-05-2012, 11:12 PM
Thí điềm xem có hiệu quả không trước khi áp dụng trên toàn thành phố.

nhodt
25-05-2012, 11:12 PM
cái gì mà không làm được thì cầm luôn??:eek:

minhkhago
25-05-2012, 11:12 PM
hãy xem các đô thị ở những nứoc có mật độ dân tương đương ở ta xem họ có xáo trộn giờ làm việc, giờ học... ko

phươn án ko xáo trộn và ít tốn kém nhất là:
- bắt mấy thằng csgt làm việc, phân làn, hướng dẫn, điều tiết giao thông thay vì túm tụm lại chỗ khuất để kiếm tiền phạt
- làm triện để việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
- phân làn, đường, cầu vượt cho người đi bộ... hợp lý, hiện tại taxi tạt đón khách vô tội vạ, chạy chậm tìm khách, xe buýt tạt vào bến gây tác dường, nguy hiểm.
- tăng tốc độ lưu thông của các phương tiện
- Giáo giục ý thức giao thông, văn hóa giao thông và luật giao thông rộng rãi cho tất cả các đối tượng

mickey
25-05-2012, 11:12 PM
vấn đề giao thông cần thời gian nghiên cứu.
không phải thấy bất cập là cấm, ai chả cầm được!??