PDA

View Full Version : Bạn biết gì về dầu phanh ôtô?


tamhungphuoc
28-06-2012, 03:24 PM
Do thời tiết nước ta có độ ẩm lớn và nhiệt độ cao nên việc bảo quản dầu phanh cũng như đổ thêm dầu phanh cần hết sức cẩn thận, tránh tiếp xúc với khí ẩm. Là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ôtô, dầu phanh đóng vai trò quyết định để xe của bạn có thể vận hành an toàn. Khác với các loại dầu mỡ bôi trơn dùng cho việc giảm thiểu ma sát, làm mát ổ trục máy, bao kín các khe hử của piston, xilanh dầu phanh lại đảm nhiệm vai trò truyền lực là chủ yếu. Do mang đặc tính không chịu nén của chất lỏng nên dầu phanh có thể truyền lực tác động từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác nhất. Chức năng truyền lực này đòi hỏi dầu phanh phải có độ nhớt khá cao trong khi chỉ số độ nhớt lại nhỏ. Tính chất hóa lý của dầu phanh phải ổn định, độ bay hơi thấp và điều đặc biệt là không có bọt.
http://www.thegioioto.com.vn/Autos/Data/Images/2008/06/27/T/03/untitled.jpg350.jpg
Hút dầu phanh
Dầu phanh các hãng Castrol, BP, Shell… đều có gốc glycol hoặc silicone và có độ nhớt thích hợp, không ăn mòn kim loại và các vật liệu của hệ thống phanh (cao su, chất dẻo, gang, thép…), đảm bảo bôi trơn bề mặt chịu tải cao…
Các chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng của dầu phanh có nhiều điểm khác biệt so với dầu nhờn bình thường nhất là chỉ tiêu kỹ thuật về điểm sôi khô (là nhiệt độ sôi của dầu phanh thuần khiết không có lẫn nước và điểm sôi ướt (nhiệt độ sôi của dầu phanh ngậm nước. Thành phần nước càng lớn, điểm sôi càng thấp, dầu phanh sủi bọt làm giảm khả năng truyền lực của phanh và chính bọt nước này là nguyên nhân gây mòn kim loại).
Điểm sôi ướt sẽ cho thấy đánh giá chất lượng dầu phanh. Khi sử dụng phanh, nhiệt độ của vùng xilanh phanh thường tăng cao trong thời gian ngắn. Nếu dầu phanh sôi ở nhiệt độ dưới 150°C thì hệ thống phanh mất tác dụng do dầu có bọt trở thành hỗn hợp chịu nén gây nguy hiểm, mất an toàn. Ngoài ra còn có hiện tượng dầu phanh ngậm nước ảnh hưởng đến điểm sôi ướt thường phát sinh từ quá trình bảo quản, dầu phanh tiếp xúc không khí, hơi nước sẽ xâm nhập vào dầu phanh.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu phanh như DOT 3, DOT 4, DOT 5. Các loại này phải có nhiệt độ sôi cao để tránh dầu bay hơi do nhiệt độ cao từ hệ thống phanh. DOT 3 là loại dầu phanh gốc glycol khá thông dụng tại Việt Nam và có nguồn. Nhước điểm của dầu gốc glycol là tính hút nước cao
DOT 5 khác với DOT 3 và DOT 4 khi có gốc silicone không hấp thụ hơi ẩm từ không khí và không tấn công bề mặt sơn như glycol.
Khi sử dụng dầu phanh nhất là các xe có hệ ABS, cần lưu ý các điểm sau đây:
- Do thời tiết nước ta có độ ẩm lớn và nhiệt độ cao nên việc bảo quản dầu phanh cũng như đổ thêm dầu phanh cần hết sức cẩn thận tránh tiếp xúc với khí ẩm. Thời gian thay dầu phanh thường sau 10.000 km xe lăn bánh. Nhưng nếu xe ở vùng cao, khi đổ dốc thường rà phanh dễ làm cho dầu phanh sủi bọt, làm mất khả năng phanh hãm. Vì vậy, việc xả bọt trong dầu phanh là rất cần thiết.
- Không dùng lẫn dầu phanh vì dầu phanh của các hãng đều có phụ gia khác nhau.
- Dầu phanh DOT3 và DOT4 ăn sơn rất mạnh nên tránh không để dầu phanh dây dính vào vỏ thân xe để khỏi bị rộp sơn.
- Khi sử dụng dầu phanh, tránh không để dầu phanh dính vào tay chân, quần áo và nhất là phải đeo kính bảo hộ khi rót dầu phanh.
- Theo Zing News, Thế giới ôtô –

saigonhotel
28-06-2012, 03:24 PM
bổ sung tí: cái dầu phanh (mà thực ra là brake fluid chứ ko phải brake oil), hay chất lỏng thì cũng có chịu nén đấy chứ, chẳng qua là nó ít bị thay đổi về thể tích khi chịu nén thôi. Mà lúc nãy mình search google cái dầu phanh hình như thấy hơn 10 kết quả có câu như trên quote, trong khi một số trang nước ngoài thì chỉ dám nói thế này: "Brake fluids must maintain low level of compressibility that remains low, even with varying temperatures"

có cái đồ thị về khả năng chịu nén của brake fluid đây:

http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/1024x768/2010/08/08/06/38741281222354.JPG