PDA

View Full Version : Hệ thống treo trước và những tiếng động lạ


takyco
28-06-2012, 09:41 AM
Hệ thống treo trước của ô tô được thiết kế để giữ cho bánh xe phía trước quay ổn định và cân bằng khi xe quay vòng hoặc khi xe đi qua đường gồ ghề. Có hai kiểu hệ thống lái phổ biến là hệ thống lái sử dụng thanh răng – bánh răng và hệ thống lái sử dụng trục vít.
Hệ thống lái kiểu truyền động trục vít có kết cấu chính gồm hai phần giống như kiểu thanh răng - bánh răng. Bộ phận chính của loại này là một trục vít, phần còn lại được gọi là một thanh răng lái. Trục vít được nối với tay đòn quay và thanh nối trung tâm. Ở phía đầu đối diện của thanh nối trung tâm là đòn dẫn hướng lái được lắp trên mặt đối điện của giá đỡ từ hộp cơ cấu lái. Nếu có tiếng rít phát ra từ hệ thống lái và có vẻ như nó không hoạt động bình thường thì bạn có thể tham khảo bài viết “Trục trặc của hệ thống lái” sẽ giúp bạn phát hiện ra hư hỏng.
Hệ thống lái dùng thanh răng – bánh răng là một trong những kiểu hệ thống lái cổ điển và ngày nay vẫn được sử dụng nhiều. Trong bộ truyền động này, một thanh răng thẳng có thể di chuyển theo hướng thẳng sang trái hoặc sang phải nhờ một bánh răng nhỏ hình tròn. Vô lăng lái được nối với bánh răng nhỏ này nhờ một trục. Thanh răng được nối với đầu rô-tuyn có cao su bảo vệ. Các rô-tuyn này có khả năng xoay tự do theo bất kỳ hướng nào. Đầu kia của rô-tuyn được nối với trụ đỡ của bánh xe.
Nếu như xe của bạn khi đang di chuyển phát ra những tiếng động tích tắc, lạch cạch hoặc tiếng sùi bọt nghe rất bất thường phát ra từ gầm xe khác hẳn những tiếng động bình thường khi xe chạy trên đường thì bạn nên dừng xe lại ngay và đưa về gara để kiểm tra. Tiếng độc tích tắc hay lạch cạch chứng tỏ rằng một bộ phận nào đó của hệ thống treo đã bị hỏng hoặc bị tuột ra. Có rất nhiều bộ phận của hệ thống treo phải làm việc khi xe đang di chuyển trên đường gồm các trụ đỡ, khớp nối cầu, thanh điều khiển, ống lót, thanh xoắn giữ ổn định và nhiều chi tiết khác. Hãy tìm cách phân biệt xem tiếng động lạ phát ra từ phía trước hay phía sau, điều này giúp cho việc dự đoán và khắc phục được dễ dàng hơn. Nếu vị trí phát ra tiếng động khó phát hiện, bạn có thể nhờ một người khác ngồi ở ghế sau nghe ngóng và đưa ra kết luận cuối cùng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin liệt kê ra sau đây một số một số bước kiểm tra theo kinh nghiệm để phát hiện ra nguyên nhân gây ra các tiếng động này.
Bước 1 – Thanh chống hoặc thanh giảm chấn trong xe của bạn được thiết kế để làm giảm bớt những rung động không mong muốn của xe. Nếu bộ phận này bị lỏng ra hoặc chảy dầu, chúng sẽ tạo ra những tiếng tích tắc, tiếng đập và tiếng động lạch cạch. Để kiểm tra tình trạng này, bạn hãy quan sát vị trí giá đỡ ống lót và bu lông giữ cố định ống nối để đảm bảo rằng chúng vẫn còn chặt và ở tình trạng tốt. Đồng thời kiểm tra sự rò rỉ dầu ở thanh chống hoặc giảm chấn, nếu có dầu rò rỉ thì cần phải tiến hành thay mới.

http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/rori2010.jpg

Rò rỉ dầu ở thanh chống trước




Bước 2 – Thanh xoắn giữ ổn định (một vài kiểu xe có trang bị thanh xoắn ổn định ở cả phía trước và phía sau) trên xe được thiết kế để giữ ổn định xe khi đi vào đường vòng. Các thanh xoắn ổn định này được lắp trên khung xe và nối với đòn treo bằng các thanh liên kết. Nếu thanh xoắn giữ ổn định hoặc các thanh liên kết bị hư hỏng hoặc tuột ra, nó sẽ phát ra những tiếng đập lớn, tiếng tích tắc hoặc lách cách. Để xác định tình trạng của chúng, bạn hãy kiểm tra bu lông giữ cố định và các ống lót, siết chặt lại hoặc thay thế nếu cần.


http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/thanhxoan.jpg



Bước 3 – Các kiểu xe dẫn động bánh trước sử dụng trục lái phía trước với các khớp nối đồng tốc. Khi các khớp nối đồng tốc bắt đầu bị mòn, chúng sẽ bị kẹt khi tăng ga, đặc biệt là khi xe đi vào đường vòng. Chính nó là nguyên nhân gây ra các chấn động ở hệ thống treo trước và truyền lên khung xe. Hãy tháo trục lái phía trước ra và kiểm tra độ linh hoạt của mỗi khớp đồng tốc. Nếu có hiện tượng kẹt hoặc chai cứng, cần phải thay thế các khớp nối và trục đồng tốc này.


http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/lapcay.jpg

Trục dẫn động đồng tốc phía trước

Bước 4 – Các rô-tuyn nối cơ cấu lái với trục cầu xe, trục cầu xe này được gắn với vành xe và lốp. Các đầu trục rô-tuyn có một khớp nối cầu ở một đầu trục và đầu còn lại có ren. Khi khớp nối cầu bị mòn, nó có thể gây ra các tiếng động lạch cạch khi xe di chuyển. Hãy kiểm tra các đầu trục rô-tuyn xem có bị mòn hay không và thay thế nếu cần thiết.


http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/rotuynlai.jpg


Bước 5 – Ống lót của thanh điều khiển được thiết kế để cho phép đòn treo của cầu xe có thế xoay quanh một trục gắn trên khung xe. Các ống lót này được cấu tạo bởi hai vòng đệm bằng kim loại, một vòng đệm lớn và một vòng đệm nhỏ hơn. Chúng được ngăn cách với nhau bằng một miếng đệm cao su ở giữa. Ống lót của thanh điều khiển giúp ngăn cản những rung động khi di chuyển trên đường truyền lên khung xe. Sau một thời gian sử dụng, miếng cao su bên trong ống lót có thể bị phá hủy khiến cho đòn treo phát ra tiếng lạch cạch. Hãy kiểm tra tình trạng của nó bằng cách sử dụng đèn pin để quan sát các ống lót của thanh điều khiển phía trên và phía dưới. Nếu bất kỳ miếng cao su nào bị mất hoặc bị đẩy ra khỏi bề mặt của ống lót thì cần phải thay thế nó. Nếu ống lót của thanh điều khiển bị hỏng đôi khi người ta thay thế cả cụm đòn treo. Việc thay thế các đòn treo hoặc các ống lót cần phải tham khảo trong số tay sửa chữa và tiến hành chính xác theo trình tự.


http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/caosugiamchan.jpg




Bước 6 – Đòn dẫn hướng lái và đòn quay phục vụ cho hộp cơ cấu lái. Các tay đòn này truyền áp lực lái từ hộp cơ cấu lái đến thanh nối trung tâm và sau đó truyền đến các đầu trục rô-tuyn. Đòn quay được gắn vào trục ra của hộp cơ cấu lái và đòn dẫn hướng được gắn vào phía đối diện của hộp cơ cấu lái. Khi các bộ phận này bị mòn, nó sẽ khiến cho các bánh xe phát ra các tiếng động lạ khi di chuyển. Để kiểm tra tình trạng của chúng, bạn hãy thay đổi vị trí của vô lăng về phía sau rồi tiếp tục đẩy về phía trước một ít, quan sát đòn dẫn hướng lái và đòn quay, nếu vẫn có tiếng động lạ phát ra thì buộc phải thay thế chúng.


http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/boslaiphu.jpg

http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/thanhloi.jpg




Bước 7 – Các má phanh và yên phanh trong hệ thống phanh đĩa được dùng đề giảm tốc độ của xe khi di chuyển trên đường. Các yên phanh được dùng làm giá tựa để lắp các má phanh. Nếu các yên phanh bị lỏng ra hoặc nếu các má phanh được lắp không đúng, bị kênh hoặc lệch thì chúng có thể gây ra các tiếng động bất thường. Hãy kiểm tra tình trạng của các yên phanh ở các vị trí có bu lông giữ cố định và các má phanh. Khi đạp phanh trong khi bánh đang quay, các má phanh không được phép di chuyển theo phương thẳng đứng.
Bước 8 – Vành xe và lốp xe được thiết kế để dữ áp suất tới hạn ở mức độ phụ hợp cho việc sử dụng. Nếu vành xe xuất hiện các vết nứt hoặc nếu các đai ốc gắn vành xe vào moay-ơ bánh xe bị tuột ra, nó có thể gây ra các tiếng động lạch cạch bất thường. Hãy kiểm tra tình trạng của chúng bằng cách tháo nắp chụp bánh ra (nếu có) và kiểm tra vành xe xem có bị rạn nứt hay không, kiểm tra các đai ốc giữ vành xe xem đã được siết chặt chưa. Nếu phát hiện ra có vết nứt trên vành xe thì cần thay thế ngay lập tức và siết chặt lại các đai ốc theo đúng tiêu chuẩn.
Bước 9 – Các khớp nối hình cầu trong hệ thống treo của xe có tác dụng như các khớp quay vạn năng cho phép hệ thống treo của xe co thể dịch chuyển khi cần thiết. Các khớp nối này có cấu tạo như một cái túi bọc bên ngoài một quả cầu. Cả hai chi tiết này để được làm bằng kim loại có độ bền cao và phải được bôi trơn bằng mỡ. Các khớp nối này chịu được lực nén cao và có thể là nguyên nhân gây ra tiếng động bất thường ở hệ thống treo nếu chúng bị mòn hoặc không được bôi trơn cần thiết. Các khớp nối cầu này có thể rất khó thay thế, chúng tôi khuyên bạn khi thay thế nên sử dụng sổ tay hướng dẫn sửa chữa để tiến hành theo trình tự chính xác nhất.
Nguồn Caronline