PDA

View Full Version : Triệu chứng và cách phát hiện khi bị nhiễm virus Zika


suamayinbinhdan
03-10-2018, 02:55 PM
Chiều 29/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã tổ chức buổi họp khẩn cấp để đưa ra các phương án phòng chống virus Zika xâm nhập vào Việt Nam.

Ông Trần Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng cho hay, virus Zika hiện có tốc độ lan truyền rất nhanh. Việt Nam cũng không tránh khỏi nguy cơ nên cần chủ động phòng tránh.
Ông Bắc bày tỏ lo lắng: "Tuy đến nay vẫn chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm virus Zika ở nước ta nhưng muỗi Aedes là muỗi truyền virus Zika có rất nhiều ở Việt Nam. Hơn nữa, thay Mực Máy in Quận Gò Vấp (http://suamaytinhbinhdan.com/nap-muc-tan-noi-quan-go-vap/) virus Zika đã xuất hiện tại một số nước Đông Nam Á, Việt Nam cũng đang có dịch sốt huyết với số người mắc lên tới vài chục ngàn, nên nguy cơ virus Zika xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể".
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) virus Zika đang lan truyền rất nhanh và có thể gây teo não ở trẻ sơ sinh. Virus Zika chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes - loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Loại muỗi này sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Năm 2013, Thái Lan cũng đã từng xuất hiện một số trường hợp mắc bệnh do virus Zika và Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho rằng virus Zika đã lưu hành tại Thái Lan.

Theo các chuyên gia y tế, các dấu hiệu và triệu chứng của virus Zika khá mơ hồ và có thể kéo dài tới một tuần. Có thể chẩn đoán nhiễm virus bằng xét nghiệm máu. Các triệu chứng của virus Zika gồm: sốt, phát ban, đau khớp; viêm kết mạc (đau mắt đỏ), đau cơ, đau đầu, đau phía sau mắt, nôn…

Đến nay, đã có 21 quốc gia tại châu Mỹ xuất hiện loại virus này. Riêng tại Mỹ đã ghi nhận 31 trường hợp nhiễm virus Zika, tất cả đều từ nước ngoài về. Hàng ngàn người đã mắc bệnh ở vùng dịch, nhất là Brazil.

Để chủ động phòng chống bệnh do virus ZIKA , Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus ZIKA chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng (bọ gậy) bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa, dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Lật úp các dụng cụ không chứa nước. Thường xuyên thay nước bình hoa. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch....