PDA

View Full Version : Cấm ô tô, xe máy phố cổ: Nên cẩn trọng !


nhodt
28-11-2012, 11:31 AM
Hà Nội đang bàn tính cấm ô tô, xe máy xung quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, dọc các tuyến phố từ Hàng Đào xuôi về Đồng Xuân, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo, cần phải thận trọng khi tiến hành cấm xe trên những tuyến phố này vì đây là trục giao thông hướng tâm.
>Dân phố Cổ: "Chúng tôi sẽ dắt xe máy về nhà!"
>Cấm xe vài tuyến phố sẽ chỉ thêm tắc

Xung quanh chủ trương cấm ô tô, xe máy quanh các tuyến phố hồ Hoàn Kiếm và Hàng Đào – Hàng Ngang – Đồng Xuân để tổ chức những tuyến này thành các tuyến phố đi bộ phục vụ cho thương mại và bảo tồn phố cổ, VnMedia đã có cuộc trao đổi với PGS Nguyễn Văn Hùng, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội về những vấn đề cần đặt ra.

- Hà Nội đang lên kế hoạch cấm ô tô, xe máy quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm và dọc trục Hàng Đào - Hàng Ngang – Đồng Xuân để biến những tuyến phố trên thành các tuyến đi bộ. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Theo tôi nên có những tuyến phố đi bộ ở trung tâm nhưng phải nghiên cứu cụ thể xem nên làm ở tuyến nào thì hợp lý vì nó gắn với đời sống sinh hoạt của số đông, nhất là mật độ dân cư rất đông.

Ở các nước, các tuyến phố đi bộ thường được xây dựng ở những tuyến phố có mật độ dân cư vừa phải, rộng. Các tuyến phố xung quanh Bờ Hồ có thể trở thành những tuyến phố đi bộ được nhưng sẽ gắn với kinh doanh, thương mại thế nào?.

Hoặc nếu chỉ tổ chức tuyến phố đi bộ ở phố Hàng Đào không thì sẽ như thế nào. Nếu cả dãy từ Hàng Đào xuôi về Đồng Xuân thì sau này dân vào khu đó xe máy sẽ để ở đâu, ô tô đi lại thế nào, chuyển tuyến thế nào… đó cả một vấn đề phức tạp phải tính toán cẩn thận.

Theo tôi, giải pháp trước khi đưa ra thực hiện nên tham khảo ý kiến các chuyên gia, thăm dò ý kiến dư luận và dân cư ở đó, phải xét đến quyền lời và dân cư ở đó, những cái được và mất, những chính sách nào thì phù hợp…


http://images.vnmedia.vn/images_upload/2011/vnm_2011_391327.gifPGS Nguyễn Văn Hùng trao đổi với VnMedia. Ảnh: Xuân Tùng- Theo PGS, khi xây dựng những tuyến phố trên thành những tuyến cấm ô tô, xe máy thì phải quan tâm đến những vấn đề gì trước tiên?

Phải tổ chức, bố trí thế nào để người dân đi lại cho hợp lý, tuy nhiên cũng cần phải tính toán nên hạn chế bao nhiêu để gắn với các khu giao lưu văn hóa, thương mại, kinh doanhì thì phù hợp.

Theo tôi, nên tổ chức những tuyến phố đi bộ ở những khu gắn với di tích lịch sử nhiều để người ta vừa đi vừa thưởng thức cho nên những cảnh quan trên đường, cửa hàng, cửa hiệu cũng phải được bố trí hết sức hợp lý.

Một vấn đề nữa là khi cấm như vậy thì nên cấm theo giờ hay ngày. Nếu buổi sáng người dân đi làm thì họ tới đâu để lấy xe và tối về thì gửi vào đâu, chi phí thế nào. Đây là các đường hướng tâm cho nên nhiều đường phải đi qua đây để đến các tuyến phía trên nên việc đi lại qua các tuyến này sẽ như thế nào.

Việc cấm ô tô, xe máy với những người nhà mặt phố, làm kinh doanh thì được nhưng với những hộ ở bên trong không được lợi gì thì cũng phải cân nhắc xem việc đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ như thế nào. Giữa người được và mất luôn có sự mâu thuẫn và có vấn đề ngược nhau.

Hà Nội đã từng có những phố thí điểm tuyến phố đi bộ do đó cần xem xét lại để rút kinh nghiệm nên triển khai thế nào, không phải lúc nào cũng làm theo kiểu ấn định sẵn vì đây là các trục hướng tâm của Hà Nội nên phải cân nhắc khi triển khai.

- Vậy theo ý kiến của PGS có nên biến những tuyến phố xung quanh khu vực bờ Hồ và dọc tuyến Hàng Đào về Đồng Xuân thành các tuyến phố đi bộ?

Dọc các tuyến phố Hà Nội đang có ý định triển khai tuyến phố đi bộ đó là những tuyến phố có nhiều khu thương mại và người ta đi bộ để mua bán, ăn uống. Tuy nhiên, việc có nên xây dựng phố đi bộ theo một vệt chạy thẳng hay nên xây dựng theo các vệt ngang thì phải nghiên cứu.
http://images.vnmedia.vn/images_upload/2011/vnm_2011_391328.gifÙn tắc giao thông tại các tuyến phố cổ của Hà Nội.Dọc các tuyến phố từ Hàng Đào về Đồng Xuân là trục hướng tâm nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại. Hơn nữa dọc các tuyến phố dân cư rất đông và hoạt động kinh doanh, thương mại cũng mạnh nhất.

Từ xưa kia đây đã là trục hướng tâm (Bờ Hồ - Bưởi) với xe điện đi qua, chứng tỏ đây là trục giao thông huyết mạch nên đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ.

Có lẽ nên chọn một số tuyến phố giống các nước và phải thử nghiệm xem hiệu quả thế nào, phản ứng của người dân thế nào?. Trước khi thử nghiệm cũng nên tham khảo ý kiến mọi người để người dân góp ý, mỗi quy trình có gì cần bổ sung để hoàn thiện hơn, chứ không thể chỉ là mấy người ngồi lại xong đưa ra mấy chủ trương sau cứ thế thực hiện.

- Theo quan điểm của ông nên thực hiện các tuyến phố đi bộ này theo lộ trình như thế nào thì phù hợp?

Ở các nước khác, các tuyến phố đi bộ thường tăng cường hoạt động về đêm. Người ta thường làm từ 6-7h tối, sau khi dân đi làm về, cất xe rồi… thì việc tổ chức các tuyến phố thương mại có thể làm từ 7h vì thế sẽ đỡ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân hơn. Tuy nhiên, nên thử nghiệm một đoạn trước xem thế nào, còn làm ngay thì nên cân nhắc. Tất cả mọi thứ nên có lộ trình.

Còn nếu phải làm ngay trong ngày thì có lẽ nên làm vào cuối tuần trước để thử nghiệm. Vì như thế việc ảnh hưởng đến đi lại sẽ bị giảm đi, còn nếu làm ngay cả ngày vào các ngày trong tuần thì với lượng phương tiện như hiện nay, vấn đề ùn tắc giao thông sẽ tăng lên. Vì nếu cấm đường này người ta sẽ đi vào đường khác nên sẽ ảnh hưởng hơn.




Theo vnmedia